ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút
Thời gian làm bài: 180 phút
I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (7 điểm)
Câu 1(2 điểm). Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
Câu 2 (2 điểm). Hãy trình bày chủ trương, kế hoạch của ta và diễn biến cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954
Câu 3(3 điểm). Trình bày những nét chính về diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Phần riêng (3 điểm)
Thí sinh được lựa chọn làm một trong hai câu (câu 4a hoặc 4b)
Câu 4a. Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam? Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 4b. Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng từ sau Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) đã diễn ra như thế nào?
Gợi ý làm bài
a) Kinh tế:
Từ năm 1930, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam suy thoái.
Nông nghiệp: lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang.
Công nghiệp: các ngành đều suy giảm.
Thương nghiệp: hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề…
b) Xã hội:
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân lao động…
Nông dân phải chịu thuế cao, vay nặng lãi,…
Thợ thủ công bị thất nghiệp, nhà buôn nhỏ phải đóng cửa hiệu…
Mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản…
Đầu năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Pháp tiến hành khủng bố…
Câu 2:
- Chủ trương, kế hoạch của ta:
Cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến đông –xuân 1953-1954.
Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà ở đó địch tương đối yếu…
Phương châm: Tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt, đánh ăn chắc,…
- Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954:
Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, trong đông – xuân 1953-1954, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch…
Ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thị xã Lai Châu… Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ…
Đầu tháng 12-1953,liên quân Lào – Việt mở cuộc tấn công địch ở Trung Lào tiêu diệt nhiều sinh lực địch…
Cuối tháng 1-1954, liên quân Lào – Việt mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào, …
Đầu tháng 2-1954, giữ vững quyền chủ động đánh địch, bộ đội chủ lực ta bất ngờ tiến công Bắc Tây Nguyên,…
Phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính, phong trào chiến tranh du kích đã phát triển mạnh mở vùng sau lưng địch…
Tóm lại, cuộc Tiến công của quân dân ta trong Đông – Xuân 1953-1954 đã làm cho địch phải bị động và phân tán lực lượng, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản…
Câu 3.
- Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24-3):
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ…
Ngày 10-3-1975, quân ta tiến công Buôn Ma Thuột …
Ngày 12-3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.
Ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21-3 đến 29-3):
Nhận thấy thời cơ thuận lợi, khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam…
Ngày 21-3-1975, quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế. Đếnngày 26-3 ta giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
Đà Nẵng, căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn rơi vào thế cô lập…
Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam bộ đã nổi dậy đánh địch…
- Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26-4 đến 30-4):
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định “Thời cơ chiến lược đã đến”, quyết định phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa…
17 giờ ngày 26-4-1975, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch…
10 giờ 45 phút ngày 30-4, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn…
Sau khi giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại thừa thắng, nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy…
Câu 4a:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam:
Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam…
Đảng ra đời đã vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn…
Kể từ khi Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới…
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
- Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam…
Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925)…
Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam…
Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng…
Câu 4b:
a) Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- Xây dựng lực lượng chính trị:
Nhiệm vụ cấp bách là vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội Cứu quốc…
Ở Bắc Kì và một số tỉnh Trung Kì, các hội Phản đế chuyển thành các hội Cứu quốc,…
Năm 1934, Đảng đưa ra bản “Đề cương văn hóa Việt Nam”….
Đảng cũng tăng cường vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp và ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít.
- Xây dựng lực lượng vũ trang:
Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn được thành lập, hoạt động tại căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai…
Cuối năm 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội tự vệ vũ trang, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị - quân sự…
- Xây dựng căn cứ địa cách mạng:
+ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1940 chủ trương xây dựng Bắc Sơn – Võ Nhai thành căn cứ địa cách mạng.
+ Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa.
b) Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Tháng 2-1943, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh – Phúc Yên) vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang…
Ở Bắc Sơn – Võ Nhai, Trung đội Cứu quốc quân III ra đời (2-1944)
Ở Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập…
Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”.
Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập,…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét