Chuẩn bị là chiếc chìa khóa mở ra sự thuận lợi và ấn tượng tốt cho buổi phỏng vấn. Có thể những mẹo sau đây không chắc chắn đem lại cho bạn một công việc mới, nhưng chúng sẽ mách nước cho bạn để có một buổi phỏng vấn tốt đẹp.
1. Ít nhất một ngày trước cuộc phỏng vấn, hãy đi tới địa điểm mà bạn sẽ được phỏng vấn
- Một điều quan trọng nữa là bạn hãy thử đến nơi phỏng vấn cùng khoảng thời gian mà bạn sẽ được phỏng vấn vào ngày sau đó. Cách làm này giúp bạn hiểu rõ tình hình giao thông có thể sẽ diễn biến như thế nào. Có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng, hướng đi mà bạn trù tính ban đầu là ngược đường, hoặc con đường chính mà bạn định đi đang bị đóng để sửa chữa, hoặc giao thông trên tuyến đường đó đông đúc hơn bạn nghĩ. Bằng cách “diễn tập” trước, bạn sẽ căn được đủ thời gian để lên đường vào ngày được phỏng vấn và không bao giờ lo bị lạc đường hay đến muộn.
2. Thử trước quần áo
Đừng đợi cho tới ngày đi phỏng vấn mới thử trang phục mà bạn dự kiến sẽ sử dụng để xuất hiện trước nhà tuyển dụng. Nếu “nước đến chân mới nhảy”, bạn có thể phát ra chiếc quần mà bạn định mặc bị hỏng khóa, chiếc áo quá nhăn nhúm, đôi tất cọc cạch, hay cà vạt đã bị chuột gặm… và không còn đủ thời gian để khắc phục. Hãy chuẩn bị trang phục và mặc thử vào ngày hôm trước để phát hiện những vấn đề cần khắc phục để xử lý luôn, hoặc chuyển sang một bộ đồ khác.
3. Tìm hiểu về công ty sắp phỏng vấn bạn
Cách dễ nhất để làm việc này là sử dụng website riêng của công ty. Hãy đọc thông tin đủ để hiểu về công việc của công ty đó, các khách hàng và mục tiêu chung của công ty như thế nào. Đừng thôi đọc trước khi bạn có thể trả lời những câu hỏi sau đây: Công ty này làm công việc gì? Mục tiêu của công ty hướng tới là gì? Công ty tuyên bố điều gì làm họ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh?
4. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh chính của công ty mình phỏng vấn
Bạn hãy cố gắng tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh chính của công ty và có vài nghiên cứu sơ lược xem họ khác với công ty mà bạn sắp phỏng vấn như thế nào?
5. Đọc kỹ lại miêu tả công việc
Thông thường, các ứng viên chỉ đọc lướt qua môt tả công việc và bỏ lỡ những thông điệp quan trọng mà nhà tuyển dụng gửi đi trong đó. Đây là một sai lầm. Bạn cần đọc kỹ mô tả công việc cho tới khi hoàn toàn hiểu rõ về nội dung công việc cần làm nếu bạn được nhận, công việc sẽ có những khó khăn như thế nào, và vì sao bạn sẽ là người phù hợp. Trên thực tế, cách tốt nhất là bạn đọc từng dòng trong miêu tả công việc và nghĩ xem kinh nghiệm và các kỹ năng của bạn sẽ phù hợp với mỗi dòng miêu tả đó như thế nào. Hãy dành thời gian để nghĩ về những việc bạn từng làm trước đây để có thể sử dụng như bằng chứng cho thấy bạn sẽ hoàn thành tốt công việc này.
6. Luyện tập, luyện tập và luyện tập
- Viết ra ít nhất 10 câu hỏi phỏng vấn mà bạn cho là mình có thể bị nhà tuyển dụng hỏi trong cuộc phỏng vấn, sau đó viết ra câu trả lời cho những câu hỏi đó.
- Tối thiểu, bạn cần đảm bảo được câu trả lời trơn tru cho những câu hỏi cơ bản sau: Vì sao bạn lại muốn thôi công việc hiện tại? Điều gì khiến bạn quan tâm ở công việc mà bạn đang phỏng vấn? Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Bạn có những kinh nghiệm như thế nào? Sau đó, hãy đứng trước gương để trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng, mạch lạc, cho tới khi nào bạn cảm thấy không còn bị vấp hay ngượng nghịu mới thôi.
Tìm hiểu thêm bài viết sau:
- Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn
- Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn kế toán
7. Nếu có một câu hỏi nào đó mà bạn cảm thấy đặc biệt lo ngại, đừng chỉ hy vọng nhà tuyển dụng sẽ không hỏi đến
- Hãy xác định đâu là câu hỏi mà bạn sợ bị hỏi đến nhất trong cuộc phỏng vấn, chẳng hạn đâu là lý do khiến bạn từ bỏ công việc hiện tại hoặc trước đó. Sau đó, xác định chính xác bạn sẽ trả lời như thế nào, và tập luyện câu trả lời đó, lặp đi lặp lại cho tới khi trơn tru. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn nhiều nếu chủ đề mà bạn ngại được nhà tuyển dụng đưa ra hỏi trong cuộc phỏng vấn.
8. Chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng
Đến cuối mỗi cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường đề nghị bạn đưa ra cho họ những câu hỏi và bạn có. Mục này cũng đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Những câu hỏi tốt ở giai đoạn này là những câu hỏi để làm rõ hơn về công việc mà bạn đang phỏng vấn, cũng như những câu hỏi mở về văn hóa công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi về những bước tiếp theo mà nhà tuyển dụng dự định thực hiện nếu bạn vượt qua vòng phỏng vấn, cũng như thời gian mà họ dự kiến liên lạc lại với bạn.
9. Tìm hiểu về nhân vật sẽ phỏng vấn bạn
Bạn có thể tìm hiểu thông tin về người sẽ phỏng vấn bạn trên mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi thông tin từ những người quen biết có liên hệ với công ty, chẳng hạn chồng/vợ của người bạn thân của bạn hồi đại học đang làm việc ở công ty đó. Đây chính là những người có thể cung cấp cho bạn những thông tin quý báu về văn hóa cũng như những nhân vật chủ chốt của công ty đó.
10. In thêm vài bản về sơ yếu lý lịch và cố gắng tóm gọn chúng trên một mặt giấy
- Dù rằng, người phỏng vấn đã có một bản sơ yếu lý lịch của bạn thì dự phòng một hoặc nhiều bản sao sơ yếu lý lịch vẫn là một ý tưởng hay.
11. Hãy mỉm cười và chào hỏi mọi người mà bạn gặp trong cuộc phỏng vấn ngay lần đầu tiên. Bạn cũng có thể mỉm cười và bắt tay họ 1 lần nữa khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Và bạn nên đến sớm hơn khoảng 15 phút.
12. Hãy thư giãn nếu bạn đã chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn. Hít thở thật sâu và ngủ một giấc thật ngon cho đầu óc thỏai mái.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét